“Xưa kia những người hy sinh niềm vui bản thân, miếng ăn, giấc ngủ, gia đình, họ được gọi là những vị Thánh. Ngày nay họ được gọi là Chef ! “
Tôi lấy ví dụ đó để các bạn dễ
hình dung, Chef họ thực sự là ai ? Từ trước tới giờ rất nhiều người ở
Việt nam đã hiểu nhầm Chef đơn thuần chỉ là đầu bếp và sử dụng nó một
cách vô tội vạ, giống như bao câu chuyện khác tôi cũng sẽ đổ vấy trách
nhiệm lên công cuộc giáo dục vớ vẩn của nước nhà.
Cơ cấu phân công công việc trong bếp được người Châu Âu phân cấp như sau:
1.
Executive Chef – Tổng bếp trưởng. Bố già của nhà hàng hoặc bộ phận ẩm
thực trong khách sạn, người có quyền hành tối cao mà ai cũng phải kính
trọng và nể phục vì tài năng, đức độ. Thường xuất hiện giản dị, không mũ
mão, không tạp dề nhưng đầy uy lực. Chef ít nói và rất khiêm nhường
trong giao tiếp.
2. Chef de cuisine – Bếp trưởng bộ phận, nhà hàng, đại
diện cho một nền ẩm thực nào đó. Là người điều hành một bộ phận trong
hệ thống culinary của nhà hàng hoặc khách sạn. Có sức mạnh chỉ sau tổng
bếp trưởng, là trái tim của nhà hàng , khi họ di chuyển trong bếp, cái
bếp lúc đó mới thực sự có linh hồn. Họ tài năng không chỉ về nấu ăn mà
còn giỏi về nhiều khía cạnh khác như maketing, thuyết trình, sức bền
trong công việc. Là người chăm chỉ nhất trong những người chăm chỉ. Đến
nhà hàng sớm nhất và ra về sau cùng. Là người hy sinh nhiều hơn cả. Là
người sạch sẽ nhất bếp mà cũng là người bẩn nhất bếp. Là người cáu gắt
kinh khủng nhất và cũng là người dễ quên nhất. Là gã chửi bậy nhiều nhất
trong bếp.
3. Sous Chef – Cánh tay phải của Chef de cuisine, người giữ vị trí này thường là người chịu áp lực rất lớn từ nhiều phía như là từ nhân viên, từ bếp trưởng. Khi bếp trưởng đi vắng, tất cả quyền lực tập trung vào tay Sous Chef, anh ta sẽ được trao quyền chỉ huy bếp, không khác gì được trao thượng phương bảo kiếm. Nhiệm vụ của anh ta thường là đứng nấu ở những vị trí quan trọng, không có bất cứ vị trí nào mà anh ta không thể không đảm đương.
4.
Chef De partie – Bếp chính hoặc tổ trưởng của một tổ nấu ăn, đứng sau
bếp phó . Vị trí này vô cùng quan trọng vì phải quán xuyến tất cả công
việc từ chuẩn bị đồ , nấu sốt, rồi ra đồ. Đứng ở vị trí này cần phải có
kỹ năng rất tốt về nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức khu vực
làm việc .
5. Demi Chef de partie – Tổ phó tổ bếp , sẽ thay cho Chef de partie khi đi vắng .
6. Commis – phụ bếp đây là vị trí vất vả nhất trong bếp. Nhưng để leo tới những cấp bậc cao hơn, comis phải lao động hết mình, không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn.
Để có được vị trí Executive Chef là điều mà bất cứ đầu bếp nào cũng đều mong muốn, nhưng con đường dẫn đến đó đầy gian nan và thử thách. Nó không bao giờ dành cho người lười lao động. Nói đến đây chắc các bạn cũng đã hiểu phần nào về Chef – giờ thì đừng băn khoăn nhiều nữa nhé, soi xem mình đang ở cấp độ nào rồi. Nếu chưa có đủ những phẩm chất trên kia, xin bạn hãy cân nhắc trước khi sử dụng từ Chef bởi đơn giản đó không phải là từ để dùng đại trà .
VIETSOLUTIONS trích từ nguồn Blog Hungazit
0 comments:
Post a Comment