5 điều thú vị về nghề làm phòng trong khách sạn - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

Dọn phòng có lẽ là một trong những công việc đáng được cảm ơn nhất tại bất cứ khách sạn nào. Những người dọn phòng phải sử dụng khá nhiều công sức và chịu áp lực không kém so với các bộ phận khác. Trung bình một người dọn phòng phải xử lý khoảng từ 10-14 phòng mỗi ngày (buổi) và nhiệm vụ của họ là thầm lặng dọn dẹp mà không cần biết mặt khách. Sau đây là 5 điều thú vị về nghề làm phòng trong khách sạn sẽ khiến bạn bất ngờ.


1. Bạn có thể tùy tip cho người dọn phòng theo ý muốn
Khá nhiều du khách không nghĩ đến việc tip cho người dọn phòng kể cả tại Mỹ, quốc gia vốn khá phổ biến với văn hóa tip. Tất nhiên nhiệm vụ của người dọn phòng là làm cho căn phòng trở nên sạch sẽ, trải giường, lau cọ nhà vệ sinh,... Tuy vậy họ thường là những người được trả lương thấp nhất trong đội ngũ nhân viên của khách sạn. Do đó tip để cổ vũ công việc có phần vất vả đó là ý tưởng không tệ chút nào. Hiệp hội khách sạn và nhà nghỉ Hoa Kỳ khuyên du khách nên tip từ 1-5USD/đêm tùy vào mức độ phục vụ và giá cả. Jacob Tomsky, một người từng có nhiều năm làm việc trong khách sạn và cũng là tác giả của cuốn Heads in Beds: A Reckless Memoir of Hotels, Hustles and So-Called Hospitality cho biết "Tôi hay gặp rất nhiều các câu hỏi về việc tip và thông thường lời khuyên của tôi là để lại 5USD/ ngày, bỏ vào phong bì có sẵn trong khách sạn và đặt lên chiếc gối trên giường".

Tip là điều bạn nên nghĩ đến để "động viên" cho những người dọn phòng - ảnh patriciarossi.com

Tomsky cũng khuyên để lại tip mỗi ngày bạn ở thay vì đợi đến ngày cuối cùng bởi có thể người dọn phòng của bạn sẽ nghỉ vào buổi sáng bạn check-out và như vậy người thay thế sẽ được trọn vẹn tiền tip của các ngày đã qua. 

2. Những khách sạn "xanh" thân thiện với môi trường có thể làm phòng của bạn "bẩn" hơn

Có lẽ đây là 1 trong 5 điều thú vị về nghề làm phòng trong khách sạn khiến bạn bất ngờ nhất - Ảnh: gogreenhotel

Bạn hẳn ít nhiều từng ở qua một khách sạn thân thiết với môi trường? Nơi ấy, người ta đề nghị bạn giữ lại khăn tắm bằng cách treo trên giá hoặc không cần dọn phòng trong vài ngày. Annemarie Strassel, giám đốc đối ngoại của UniteHere, tổ chức đại diện cho 100.000 nhân viên khách sạn tại Mỹ và Canada cho biết: “khi những nhân viên xử lý các căn phòng vài ngày không dọn theo phong trào khách sạn xanh, thân thiện với môi trường họ thường làm cho chúng "bẩn" hơn theo tiêu chuẩn. Lý do là nhiều hóa chất phải sử dụng hơn, nhiều nước dùng để đánh rửa hơn. Thời gian dọn cũng dài hơn nhưng từng nhân viên sẽ chỉ có quota nhất định cho một phòng ví dụ tối đa 30 phút. Nếu không đủ thời gian, họ sẽ phải bỏ qua một vài bước hoặc đẩy nhanh tiến độ và khiến căn phòng không sạch như ban đầu”.

3. Nghề dọn phòng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Strassel còn cho biết những người dọn phòng có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn 50% so với các vị trí khác trong khách sạn và nhiều trong số họ đang chịu đựng những cơn đau do công việc mang lại.
Dọn phòng là nghề lao động tay chân, do vậy, họ dễ bị nhiều ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe và khả năng bị "quấy rối" cao, nhất là với phụ nữ - Ảnh: hospitalitybusinessme

Bạn thử nghĩ về những tấm nệm trong các căn phòng hạng sang nặng vài chục kg và những người dọn phòng phải nâng chúng lên để trải ga phủ trên giường hoặc trong toilet họ thường phải cúi lưng trong nhiều phút để cọ rửa trên nền gạch lạnh mỗi ngày.
Tomsky cũng ghi nhận về nghề dọn phòng cũng dễ dàng tiếp cận với vi trùng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nếu các khách hàng lưu trú có mang mầm bệnh.
Một nguy cơ nữa là nguy cơ bị quấy rối với những nữ dọn phòng bởi các vị khách nam. Nhiều người cho biết họ cảm giác bất an khi bước vào một căn phòng suite rộng lúc ban ngày.

4. Bạn có thể bỏ qua ám ảnh về rận và bọ trong chăn nệm

Rận, bọ là nỗi ám ảnh của nhiều du khách - Ảnh: zipzappestcontrol

Rận trong chăn hay nệm và gián, bọ là nỗi ám ảnh của nhiều du khách. Những nhân viên dọn phòng được huấn luyện để phát hiện và tiêu diệt chúng. Khá nhiều du khác nhạy cảm tới mức chỉ cần nhìn một lỗ nhỏ trên chăn, ga hay các tấm rèm họ sẽ gọi ngay nhân viên lên để tra vấn xem có phải là vết cắn của bọ, gián hay không. "Cách thông thường để phát hiện ra dưới nệm có bọ hay không là lật tấm trải giường và xem ở ở phần mép viền của những tấm nệm, đó là nơi chúng sống vào ban ngày và khá dễ thấy" - Tomsky tiết lộ. Tất nhiên là sau đó bạn cần làm việc nghiêm túc với ban quản lý khách sạn để có được những giải thích và đền bù thỏa đáng nếu có bị ảnh hưởng.

5. Điều khiển tivi thường ít được lau và chứa nhiều vi khuẩn nhất
Điều khiển tivi chính là món đồ có nhiều vi khuẩn nhất - Ảnh: anmblog 
Điều khiển tivi chỉ là một trong số những món đồ bạn sẽ cần chú ý khi vào ở một khách sạn. Nhiều người cho rằng điều khiển tivi sẽ thường ít được để ý đến hoặc nếu có người dọn phòng chỉ lau qua. Bên cạnh đó, còn nhiều món đồ cũng đáng để bạn quan tâm không kém sau khi đã check-in. “Họ thường không có xà bông rửa chén trong xe dọn đồ nhưng những chiếc ly thì phải được rửa hay lau sạch không tì vết. Vì thế nhiều người dọn phòng đem rửa chúng trong bồn rửa mặt với nước nóng và dầu gội. Cũng nhiều người trong số họ dùng dung dịch đánh bóng đồ nội thất để lau ly vì chúng trông rất sạch" - Tomsky chia sẻ. Ngoài ra những chiếc gối nhung hay một tấm chăn nhỏ khác màu để trang trí dưới phần chân giường thường được các du khách bỏ dưới đất và ít được làm sạch hay phơi nắng nhất. Tomsky cũng khuyên bạn sử dụng dụng cụ che tóc khi tắm (shower cap) để bọc điều khiển tivi nếu bạn cảm thấy không an tâm.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn baomoi.com

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu