Ông Lương Thanh Nam - CEO VIETSOLUTIONS (bên trái) Ông Ngô Khải Hoàn - Tham tán thương mại VN tại UAE. |
Kinh
nghiệm trong xâm nhập thị trường các nước Trung Đông dành cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Trong thời kỳ kinh tế mở
cửa và hội nhập, cơ hội kinh doanh và giao thương với thị trường quốc tế của
các Doanh nghiệp Việt Nam được mở ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Các chính sách hỗ
trợ từ nhà nước và các tổ chức chính phủ được thành lập nhằm khuyến khích và
thúc đẩy Doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc tiếp thị và kinh doanh ra nước
ngoài. Tuy nhiên, hơn 90% doanh nghiệp ở VN là những Doanh nghiệp vừa và nhỏ,
mà thị trường nước ngoài thì có vẻ không phải là sân chơi và là “sàn diễn” của
những đơn vị này, phải chăng chỉ có những doanh nghiệp lớn, những “ông khổng lồ”
ở Việt Nam mới có đủ tiềm lực vươn mình ra nước ngoài vốn là một thị trường rộng
lớn nhưng cũng đầy khó khăn thử thách. Điều đó đúng nhưng chưa chính xác, vì nếu
Doanh nghiệp vừa và nhỏ biết nắm bắt cơ hội, lựa chọn đúng thị trường vừa sức
hoặc có những “bí quyết riêng” thì chắc chắn rằng họ vẫn sẽ “có đất diễn” trên
thị trường nước ngoài.
Trước bức tranh chung về nền kinh tế
thế giới đang suy thoái và hầu hết các quốc gia phải “thắt lưng buộc bụng” thì
các quốc gia giàu có tại vùng vịnh Ả-rập và 6 nước thuộc hội đồng hợp tác vùng
Vịnh (GCC) đã mạnh tay trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bất động sản. Cụ thể là
chính quyền Dubai sẽ đầu tư 754 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng và chính phủ 6 nước
GCC đã hé lộ một chương trình đầu tư và khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
bất động sản với mức đầu tư lên tới 5.000 tỷ USD trong giai đoạn 2010 – 2020.
Đây thực sự là một cơ hội quá lớn đối với các Doanh nghiệp tại Việt Nam và như
phát biểu của ông Ngô Khải Hoàn – Tham tán thương mại Việt Nam tại UAE về việc
tiếp cận thị trường này: “Đây là thời điểm
mà nếu không làm mạnh sẽ vuột mất những cơ hội lớn”.
Đứng trước những điều
kiện tuyệt vời như vậy thì Doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng yên mà xem những
nước khác khai thác, mỗi Doanh nghiệp cần mau mắn hành động và ra chiến lược tiếp
cận thị trường màu mỡ này. Nhưng đó cũng chính là một thử thách rất lớn dành
cho các Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà
tiềm lực, vật lực và nhân lực chưa thực sự đủ mạnh thì rất khó khăn trong việc
tiếp cận thị trường này.
Trong buổi hội thảo
ngày 25/06/2014 do Bộ Công Thương kết hợp với tạp chí Công thương tổ chức với
khách mời là các đại diện đến từ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Ông
Lương Thanh Nam – CEO của VIETSOLUTIONS
là một trong những vị khách mời và cũng là diễn giả đã cùng chia sẻ những kĩ
năng, kinh nghiệm cũng như những vấn đề cần lưu ý dành cho các Doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam khi muốn xâm nhập vào thị trường các nước Trung Đông và Châu
Phi. Là người đã từng trực tiếp tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát cũng như
nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm ở thị trường này, ông Nam đã chia sẻ một số
kinh nghiệm rất thực tế và hữu ích dành cho khách tham dự trong hội thảo.
1. Lý
thuyết chung về toàn cầu hóa:
Trước
tiên, chúng ta tìm hiểu lại lý thuyết, lộ trình cũng như cách thức để tham gia
vào thị trường quốc tế , quá trình doanh nghiệp muốn hội nhập gồm 4 giai đoạn:
+
Khảo sát, tìm kiếm thị trường tiềm năng, cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường
cụ thể.
+
Phân phối hàng hóa ở thị trường sở tại thông qua các đại lý sở tại.
+
Thành lập văn phòng đại diện, cơ sở đại diện kinh doanh tại thị trường sở tại.
+
Thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ngay thị trường sở tại để phục vụ cho
thị trường sở tại và thị trường khu vực.
2. Kinh nghiệm, kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu thị trường Trung Đông :
Đối với các DN lớn có đầy đủ tiềm lực về kinh tế,
nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế thì có thể thực hiện đầy đủ các bước
theo lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, nếu là Doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt chú ý,
cân nhắc, lựa chọn mô hình, cách thức để tham gia vào một cách hiệu quả nhất.
-
Nghiên cứu về kinh tế, chính trị, văn
hóa tại thị trường sở tại. Những vấn đề này các DN có thể dễ dàng tìm hiểu qua
báo chí và trên mạng Internet.
-
Tìm hiểu thị hiếu và khuynh hướng tiêu
dùng của nước sở tại và khu vực DN muốn kinh doanh, DN cần phải mang những sản
phẩm mà thị trường cần chứ không phải sản phẩm mà DN có. Những thông tin này
Doanh nghiệp có thể khai thác, phân tích thông qua những báo cáo của các tổ chức
nước sở tại và các cơ quan phụ trách kinh tế của Việt Nam lưu trú tại khu vực
đó.
-
Luật pháp kinh doanh ở các quốc gia:
+
Đối với UAE (Dubai) nếu muốn có văn phòng đại diện thì phải có người bản xứ là
đại diện, bảo trợ. Trong Giấy phép KD phải có tên của người bản xứ trong đó và
mỗi ngành nghề, lĩnh vực KD cần phải có giấy phép riêng, không giống ở Việt Nam
là một tờ giấy phép KD thì có thể đăng ký nhiều ngành nghề vào đó. Và chi phí 1
năm cho việc này là khoảng 10.000 - 15.000USD => Doanh nghiệp nên cân nhắc
và lựa chọn ngành nghề phù hợp để đăng ký tránh lãng phí trong việc thuê người
bảo hộ/đại diện.
+
Tận dụng lợi thế về thuế, ví dụ ở Dubai thì DN đầu tư không phải đóng thuế VAT,
thuế thu nhập DN, thu nhập cá nhân, khai báo thuế về kết quả kinh doanh tự cá
nhân DN làm và cơ quan thuế ở nước sở tại chỉ lưu trữ thông tin của doanh nghiệp.
+
Thuế xuất khẩu từ Việt Nam sang Dubai trung bình từ 0-5%, tuy nhiên thuế trong nội vụ các nước GCC
(Hội đồng hợp tác vùng Vịnh) là 0% . Điều này Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc
thành lập và đăng ký kinh doanh trong khu vực các nước trong khu vực GCC để
tránh, tiết kiệm được các chi phí về thuế.
-
Văn hóa và tập quán kinh doanh của người
Ả Rập cũng cần chú ý vì các nước trong khu vực này thường có nhiều lễ hội trong
1 năm, cách làm việc của họ thì chậm nhưng chắc vì thế trong những cuộc đàm
phán, làm việc với người Ả Rập thì thường lâu và mất thời gian, họ thường đòi hỏi
DN phải có văn phòng đại diện, hàng mẫu thực tế để họ xem thế nên nếu làm việc
từ xa qua email, điện thoại khó thành công. DN sẽ khó tiếp cận và xin thông tin
của những người có quyền quyết định cao nhất như chủ đầu tư trong những hội thảo,
hội chợ triển lãm. Nhiệm vụ của Doanh nghiệp là làm sao để họ biết được thông
tin của cá nhân, thông tin sản phẩm dịch vụ của DN mình rồi họ sẽ tự liên hệ với
DN khi có nhu cầu.
-
Cấu trúc nhân sự quản lý của các DN, dự
án của Ả rập có sự khác biệt, điển hình như: Người chủ đầu tư đa số là người Ả
Rập và những thành phần này sẽ ít xuất hiện và khó tiếp cận; Quản lý cấp cao là
những người được thuê từ Âu – Mỹ, cấp trung là những người Ấn Độ, Cấp dưới là
những người Paskistan, Banglades. Vì vậy mục tiêu tiếp cận của Doanh nghiệp là tiếp
cận với những người quản lý cấp cao vì họ làm việc chuyên nghiệp, thẳng thắn,
chuyên nghiệp và có quyền quyết định. Hạn chế làm việc với những người cấp
trung vì họ là những người thường đưa ra những đòi hỏi, yêu cầu gây khó khăn
cho DN và họ là những người ăn hoa hồng, và rất có thể DN sẽ mất thời gian, chi
phí nhưng vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.
3. Kinh nghiệm khi kinh doanh ở thị trường quốc tế:
3. Kinh nghiệm khi kinh doanh ở thị trường quốc tế:
Đối với kinh nghiệm mà
DN vừa và nhỏ cần phải có khi tham gia kinh doanh Quốc tế, hội chợ triển lãm quốc
tế:
+
Nên lựa chọn thị trường ngách vì một số lý do:
nguồn nhân lực, là đơn vị đến sau nên không nên tham gia vào thị trường
lớn, đại trà và có nhiều doanh nghiệp khác đang kinh doanh. Việc lựa chọn thì
trường ngách sẽ giúp DN tránh được những “ông lớn” đang hoạt động và tính cạnh
tranh với DN khác cùng ngành cũng cao lên.
+ Tập trung vào sản phẩm có tính độc đáo, đặc
thù của sản phẩm, không cạnh tranh về giá và sản phẩm được sản xuất hàng loạt với
những đơn vị khác, đặc biệt là những DN đến từ Trung Quốc và Thái Lan. Nếu cạnh
tranh về giá với những DN này thì đó là điều không thể.
+
Tạo ra cho sản phẩm những câu chuyện đi kèm và gắn liền với sản phẩm của mình.
Vì vậy giá trị của sản phẩm cũng sẽ được nâng cao, nổi bật hơn và khuyến khích
khách hàng sử dụng câu chuyện đi kèm sản phẩm để bán lại sản phẩm cho khách
hàng của họ. Vì đôi khi họ sử dụng sản phẩm của mình không chỉ vì chất lượng, mẫu
mã, giá cả nhưng họ mua là vì câu chuyện đi kèm đủ sức thuyết phục họ, gây hứng
thú đói với họ.
+
Chú ý đến vai trò của người môi giới thương mại ở thị trường sở tại, đặc biệt nếu
DN muốn xâm nhập vào các dự án (đặc biệt là các DN vừa và nhỏ không có đủ nguồn
lực để tổng thầu dự án). Vai trò của người môi giới là rất quan trọng trong việc
duy trì kết Doanh nghiệp với các nhà đầu tư bản địa.
4. Mô
hình hợp tác kinh doanh lý tưởng và phù hợp:
Mô hình lý tưởng và phù
hợp dành cho các DN vừa và nhỏ tại VN nếu muốn xâm nhập thị trường Trung Đông:
+
Mô hình đoàn thuyền ra khơi: Thay vì mỗi đơn vị vươn ra biển lớn bằng những con
thuyền nhỏ của mình, và mạnh ai nấy đi thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tồn tại sau những cơn sóng lớn. Vì vậy, mỗi DN nên cùng chung tay lại
để tạo ra được một con thuyền lớn, hoặc ít nhất là một đội thuyền luôn sát cánh
cùng nhau thì chắc chắc sẽ đến được những nơi mà có thể đem lại sự phát triển tốt
nhất cho Doanh nghiệp. Như người ta vẫn thường nói “Muốn đi nhanh thì đi một
mình, nhưng muốn đi xa thì phải đi với nhiều người”. Những nhóm DN kinh doanh
trong cùng 1 ngành nghề hoặc cùng cung cấp cho một nhóm đối tượng khách hàng giống
nhau thì có thể kết hợp với nhau thành lập một đại diện, một cơ sở, một bộ phận
tiếp thị và kinh doanh, điều này sẽ giúp cho mỗi DN có thể tận dụng được những
điểm mạnh của nhau, và hạn chế điểm yếu của bản thân và đặc biệt là tiết kiệm
được nhiều chi phí và nguồn lực.
+
Mô hình đàn chim bay: Hình ảnh những đàn chim bay theo hình chữ “V” không còn
xa lạ gì đối với chúng ta, những con chim đã biết lợi dụng sức gió và hạn chế lực
cản để có thể cùng nhau bay đến một nơi mà chúng đã định sẵn. Doanh nghiệp ở VN
cũng vậy, có thể nguồn lực, điểm mạnh yếu của mỗi DN là khác nhau, không đồng đều
nhưng nếu biết kết hợp và bổ sung cho nhau thì có thể giúp nhau vượt qua được
những khó khăn thử thách trong quá trình phát triển của DN. Và Vchoice (VChoice
là tổ chức do học viện doanh nhân LP cùng với các doanh nhân xây dựng nên để
làm phương tiện kết nối DN - doanh nhân Việt với thị trường thế giới) được ví
như là con chim đầu đàn trong mô hình này trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho
các DN ở VN mở rộng và xâm nhập đến những nước trong thị trường Trung Đông này.
+
Mô hình cộng hưởng: Một số DN vừa và nhỏ ở VN có khả năng và năng lực để tạo ra
những sản phẩm độc đáo, khác biệt và đôi khi là duy nhất trên thị trường trong
nước và quốc tế, nhưng đổi lại họ lại không có hoặc yếu về khả năng tiếp thị và
kinh doanh quốc tế, vì vậy thị trường dành cho sản phẩm cũng chỉ ở mức nội địa
<đôi khi chỉ trong khu vực DN ấy hoạt động>… vì vậy, giải pháp dành cho
những DN này là kết hợp với một công ty có những khả năng, kinh nghiệm tiếp thị,
kinh doanh quốc tế để quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường ra nước ngoài và
VIETSOLUTIONS chính là nơi mà DN Việt Nam có thể lựa chọn và hợp tác cùng phát
triển. VIETSOLUTIONS là một trong những công ty hàng đầu ở VN trong việc đưa những
sản phẩm thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực ngành công nghiệp khách sạn trên thế
giới về ứng dụng và sử dụng tại các nhà hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp
tại Việt Nam. Nằm trong tiến trình thực hiện sứ mệnh “Mang thế giới đến Việt
Nam và đưa Việt Nam ra thế giới” VIETSOLUTIONS đang từng bước đưa những sản phẩm
chất lượng từ Việt Nam ra thị trường Thế giới nói chung và đặc biệt là thị trường
các nước Trung Đông nói riêng. Điển hình là việc VIETSOLUTONS đã tham gia và
trưng bày sản phẩm trong hội chợ triển lãm tại Dubai tháng 5/2014 (Xem thêm phỏng vấn ông Lương
Thanh Nam – CEO VIETSOLUTIONS tại hội chợ triển lãm tại Dubai Tại
đây).
Lựa
chọn VIETSOLUTIONS làm đối tác chiến lược và độc quyền sẽ giúp cho DN có cơ hội
mở ra cánh cửa giao thương với thế giới và từng bước chinh phục mục tiêu phát
triển của Doanh nghiệp mình.
Trên
đây là những kinh nghiệm, kiến thức mà VIETSOLUTIONS đại diện là ông Lương
Thanh Nam muốn chia sẻ, cung cấp và gợi ý cho những Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam nếu muốn phát triển thị trường ở các nước Trung Đông nói riêng và Thế
giới nói chung. Hy vọng một phần nào đó giúp cho DN có đủ tự tin, kiến thức
cũng như phương hướng khi muốn mở rộng kinh doanh. Kết thúc phần chia sẻ với
câu nói của ông Nam đã làm cho khách tham dự rất tâm đắc và cảm thấy như được
tiếp thêm động lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế
đó là: Hãy nghĩ lớn và Làm lớn.
Trích
Bài phát biểu của ông Lương Thanh Nam – CEO VIETSOLUTIONS.
0 comments:
Post a Comment