Công việc của Quản lý bộ phận giặt ủi trong nhà hàng khách sạn. - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện


Công việc của Quản lý bộ phận giặt ủi ( Laundry Manager)
Trong bất kỳ một tổ chức nào dù lớn hay dù nhỏ thì việc phân chia điều hành công việc của từng bộ phận là rất cần thiết, có thể là một bộ phận sẽ kiêm luôn công việc của một bộ phận khác (đối với doanh nghiệp qui mô nhỏ và các công việc tương đối giống nhau) nhưng ít nhất phải có một "đối tượng cụ thể" để chịu trách nhiệm chính phần công việc đó. Trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn cũng vậy, mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng như bộ phận buồng phòng, bộ phận tiệc/hội nghị, bộ phận giặt ủi, bộ phận bếp... Sự phân chia công việc rõ ràng sẽ giúp cho đơn vị vận hành được tốt hơn, kiểm soát công việc hiệu quả hơn và tăng tính chuyên nghiệp của đơn vị.
Tuy nhiên công việc của từng bộ phận thì phụ thuộc rất nhiều vào người quản lý, chịu trách nhiệm chính của bộ phận đó, nhân vật đó cũng có thể được ví như một đầu tàu để kéo đoàn tàu của đơn vị phát triển và tiến xa trong tương lai. Vì vậy trong khuôn khổ bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn về công việc, trách nhiệm của vị trí Quản lý bộ phận giặt ủi (Luandry Manager), để các bạn  tham khảo và có cái nhìn tổng quát hơn về vị trí này:
- Báo cáo trực tiếp cho quản lý bộ phận buồng phòng.
- Nghiên cứu, xây dựng, phát triển và đưa vào hệ thống những công nghệ tiên tiến, tiến bộ kĩ thuật trong lĩnh vực giặt ủi để có thể tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị và nhân lực.
- Xây dựng công thức tẩy rửa cho các loại màu và mức độ nhiễm màu của sản phẩm.
- Đảm bảo giặt ủi đúng quy trình và tiêu chuẩn quy định.
- Phối hợp với bộ phận kĩ thuật để bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên các thiết bị phục vụ cho công việc giặt ủi.
- Lên ngân sách hàng năm cho bộ phận của mình và bảng theo dõi chi phí giặt ủi.
- Kiểm soát và giám sát tổng thể bộ phận phụ trách.
- Lên kế hoạch đào tạo nội bộ để nâng cao chuyên môn và cập nhật kiến thức mới cho bộ phận.
- Báo cáo thường xuyên và đề xuất khi cần thiết.
- Bảo trì định kỳ công cụ máy móc kết hợp theo dõi thường xuyên để khắc phục kịp thời khi có sự cố.
- Kiểm soát và phê duyệt số lượng phân phối cho từng khu vực như: phòng khách, thực phẩm và nước uống.
- Chỉ đạo và điều hành nhân viên giặt ủi.
- Hiểu rõ nhiệm vụ và qui trình hoạt động của các thiết bị máy móc trong phòng. Luôn cập nhật kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý bộ phận phụ trách.
- Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm dùng trong nhà hàng khách sạn.
- Lập kế hoạch và thẩm định công cụ để có thể chủ động thay thế đồng đều các thiết bị.
- Luôn sẵn sàng nhận và hoàn  thành nhiệm vụ từ cấp trên đối với những công việc liên quan.
- Họp giao ban hàng tuần với quản lý và nhân viên trong bộ phận.

Trên đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà một người quản lý giặt ủi phải nắm rõ và làm theo để tạo ra một qui trinh hoạt động trôi chảy, đồng bộ với các bộ phận khác.... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Son Hoang.


1 comments:

 
Lên đầu