Không ít lần các chủ đầu tư và người quản lý nhà hàng chứng kiến các
hành vi đổ lỗi cho người khác của nhân viên để lẩn tránh trách nhiệm
công việc hay kêu ca về việc làm.
Rất dễ nhận diện những hành vi này thông qua những câu nói, như tại sao
tôi phải thực hiện công việc của người khác, tôi không thích làm việc vì
người quản lý không thích tôi, đây không phải là nhiệm vụ của tôi, tôi
luôn gặp những vị khách xấu tính,…
Không ai thích làm việc với những người hay kêu ca, đổ lỗi, than
phiền như vậy. Bởi vì, điều đó tạo ra sự lỏng lẻo trong làm việc nhóm và
khiến tinh thần nhân viên bị ảnh hưởng, thậm chí họ muốn mau rời bỏ nhà
hàng. Tình trạng nhân viên đổ lỗi lẫn nhau có trách nhiệm của người
quản lý nhà hàng. Có thể họ làm lơ, không kiểm soát hành vi nhân viên
hay chính họ cũng có những hành vi ấy.
Môi trường làm việc chứa đựng quá nhiều hành vi loại này không chỉ đẩy
các tài năng ra khỏi nhà hàng mà còn tác động tiêu cực đến khách hàng,
mà nếu kéo dài thì chẳng bao lâu nhà hàng sẽ rơi vào tình trạng khốn
đốn.
Thiết lập văn hóa nhà hàng. Trước
hết, chủ nhà hàng và các cấp quản lý phải là tấm gương về cách cư xử
đúng đắn để nhân viên noi theo. Nếu thiếu tôn trọng nhân viên, không
thực hiện các chế độ đãi ngộ như cam kết thì chắc chắn họ sẽ có những
hành vi thiếu tích cực. Hãy mô hình hóa văn hóa làm việc tại nhà hàng
theo hướng hiếu khách, biết chịu trách nhiệm và kỹ năng chuyên môn tốt
để không xẩy ra những hành vi tiêu cực.
Sẵn sàng tìm nguyên nhân. Đôi khi có lý do chính đáng để nhân
viên phải than phiền hay kêu ca, đổ lỗi. Do đó, khi đối mặt với tình
trạng ấy, phải xác định nguyên nhân trước khi phán xét. Luôn để nhân
viên biết rằng, bạn với vai trò là cấp quản lý, sẵn sàng xem xét mọi kêu
ca, khiếu nại, nếu như chính đáng, từ đó có thể thay đổi hệ thống làm
việc tại nhà hàng.
Giải quyết. Hiệu quả nhất là để nhân viên biết bạn luôn bên cạnh
họ và sẵn sàng hỏi họ ý kiến về cách xử lý vấn đề mà họ mong muốn nhất.
Bằng cách làm này, không những nhân viên có cơ hội nói những điều liên
quan hành vi tiêu cực của họ mà còn giúp bạn nhận diện được các điểm yếu
của nhà hàng dưới cái nhìn của nhân viên để khắc phục.
Thông qua cách giao tiếp này cũng giúp nhân viên thấy được họ cần sửa đổi điều gì thay vì chỉ chăm chăm đổ lỗi cho người khác.
Truyền đạt những kỳ vọng. Bây giờ đến lượt bạn chỉ rõ cho những
nhân viên hay kêu ca, đổ lỗi, than phiền cần làm gì. Bạn phải chỉ cho họ
những kỳ vọng về hành vi tích cực mà nhà hàng mong muốn ở từng nhân
viên, trong đó có họ. Họ cần phải biết họ phải chịu trách nhiệm về hành
động của mình và việc tỏ thái độ tiêu cực sẽ gây đổ vỡ văn hóa nhà hàng,
tác động tiêu cực đến khách hàng. Hãy chấm dứt than phiền, đổ lỗi hay
kêu ca bằng cách khuyến khích họ nỗ lực vượt qua nó.
VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks
0 comments:
Post a Comment