Sài Gòn không chỉ nổi tiếng với những khách sạn Sài Gòn sang trọng những khu trung tâm thương mại sầm uất hiện đại mà những cây cầu với bề dày lịch sử cũng làm cho du khách say mê .
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn quan trọng và nổi tiếng của TP HCM được xây dựng từ năm 1958 có chiều dài gần 1km là nhân chứng sống trong quá trình gìn giữ và xây dựng phát triển Sài Gòn .Cầu được nâng cấp 3 lần 1995, 1996 và đến năm 1998 với nguồn viền j trợ của Pháp cầu được nâng cấp sửa chữa với chi phí 54 triệu franc. Do nhu cầu phát triển kinh tế và muốn khắc phục triệt để điểm nghẽn ở cửa ngõ phía Đông Bắc TP.HCM tháng 4/2012 TP.HCM giao cho Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh khởi công xây dựng thêm cây cầu Sài Gòn 2 song song với cầu Sài Gòn trước đó.
Cầu Khánh Hội
Nằm bên cạnh bến Nhà Rồng nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước cầu Khánh Hội được xây lại vào năm 2009 trên nền cầu Khánh Hội cũ. Nhằm phục vụ cho thuận tiện giao thông ngày càng náo nhiệt và để phù hợp với tuyến giao thông đại lộ Đông Tây.
Cầu Phú Mỹ
Là cây cầu dây văng hiện đại nhất Sài Gòn nối liên quận 7 và quận 2 bắc qua sông Sài Gòn. Mỗi ngày có 100.000 lượt xe lưu thông qua cây cầu này, một khoang thông thuyền rộng 200 m tĩnh không 45 m có 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô xơ , chiều dài cầu là hơn 2km và chiều rộng 27,5m .
Cầu Chữ Y
Đúng với tên gọi của nó cây cầu có 3 nhánh hình dáng tạo thảnh 1 chữ Y, cầu được khởi công tháng 12 năm 1938 cây cầu này là nhân chứng lịch sử của cuộc cách mạng chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta thời kỳ kháng chiến .Và nhà thơ Đặng Hấn khi đi qua cây cầu này để sáng tác hai bài thơ Chữ Nâng Người lên và Người Đi Trên Chữ để miêu tả khái quát hình dáng độc đáo của cây cầu này .
Cầu Ông Lớn
Nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, bắc ngang qua rạch Ông Lớn , thuộc địa phận Sài Gòn được khởi công vào năm 2001 sau 3 năm thì đưa vào hoạt động . Cây cầu có kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam làm phong phú và đa dạng hóa kiến trúc công trình cầu đường nước ta.
Sưu tầm
Sưu tầm
0 comments:
Post a Comment