Nguồn Gốc Các Chuỗi Khách Sạn Lớn Nhất Thế Giới - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

CÁC CHUỖI KHÁCH SẠN LỚN NHẤT THẾ GIỚI ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO?

Các chuỗi khách sạn đóng vai trò quan trọng trong ngành kinh doanh khách sạn và đôi lúc cũng là những đối thủ nặng kí trong mọi cuộc cạnh tranh. Trong khi ý tưởng về các chuỗi khách sạn ban đầu chỉ là một hệ thống tham chiếu, nhiều chuỗi khách sạn hiện đại giờ đây bao gồm các nhóm nhỏ hơn. Tuy nhiên, một vài thương hiệu lớn nhất hiện nay đã từng bắt đầu từ những khách sạn đơn lẻ với nguồn tài chính hết sức khiêm tốn.
Vinpearl Premium Nha Trang Bay - Khu nghỉ dưỡng cao cấp
Amanoi Resort: 100 triệu VND/ đêm/ phòng
JW Marriott Hanoi (Tháng 5, 2014) - Thiết Kế Đẹp Nhất Châu Á
Độc đáo khách sạn xoay tại Bồ Đào Nha
Atlantic, Dubai - Khách sạn trong lòng biển
FLC Samson Beach & Golf Resort - Khu nghỉ dưỡng 5.500 tỷ


Hilton – một ngân hàng kinh doanh thua lỗ
Sinh năm 1887 ở San Antonio, New Mexico, mang trong mình 2 dòng máu Na Uy và Đức, Conrad Hilton thừa hưởng nền giáo dục đa quốc gia. Hilton có 7 anh chị em đều theo Công giáo. Ông tham gia thế chiến thứ nhất trước khi trở thành một chính trị gia, một chủ ngân hàng và sau đó là một chủ khách sạn. Cú sốc đầu tiên ông phải trải qua là khi đang cố gắng thu mua một ngân hàng nhưng sau đó giá trị ngân hàng đó lại rớt thảm hại. Chuyển đến Texas vào thời gian đỉnh điểm của cuộc bùng nổ nhiên liệu, tuy nhiên ông lại chọn việc kinh doanh khách sạn. Hilton đã kinh doanh thành công 40 khách sạn ở Cisco. Kể từ đó thời kì hoàng kim của Hilton bắt đầu, ông đã thâu tóm hầu hết các khách sạn ở Texas.
Hilton đã từng phải chịu thua lỗ nghiêm trọng trong thời kì khủng hoảng và suýt phá sản. Ông đã kí kết một thỏa thuận giúp ông trở thành giám đốc của một chuỗi khách sạn, cứu chuỗi khách sạn hiện tại thoát khỏi khủng hoảng tài chính và nắm lại quyền kiểm soát doanh nghiệp. Trong những năm tiếp theo, chuỗi khách sạn Hilton phát triển mạnh mẽ, và vào năm 1949, nó đã trở thành thương hiệu quốc tế khi Hilton mua lại khách sạn ở Puerto Rico.
Conrad Hilton đã qua đời vào năm 1979 nhưng thương hiệu của ông vẫn còn sống mãi. Sự thành công của chuỗi nhà hàng phụ thuộc vào đặc tính của nó – cung cấp một dịch vụ thân thiện, riêng tư. Nhưng thành công của nó cũng nằm trong tư tưởng tư duy tiến bộ của Hilton. Vào năm 1947, Hilton đã trở thành khách sạn đầu tiên có tivi ở phòng khách, và vài năm sau đó Hilton lại tiếp tục trở thành khách sạn đầu tiên có hệ thống đặt nhiều phòng khách sạn. Nổi tiếng về sự sang trọng và xa hoa, Hilton thực sự đã trở thành một khách sạn mang tính biểu tượng.

Marriott – Cửa hàng bia 5 cent
Ngày nay, Marriot đã có hơn 4000 chi nhanh và doanh thu lên tới hàng tỉ đồng. Tuy nhiên doanh nghiệp này đã bắt đầu khởi nghiệp như một quầy bia trên quốc lộ thứ 14 của Washington D.C. Hai vợ chồng mới cưới, Bill và Allie Marriott đã lập ra một quầy bán hàng phục vụ bia với giá 5 cent cho người qua đường, những người muốn giải khát trong thời tiết vô cùng nắng nóng. Bia “A & W” đã trở nên vô cùng phổ biến, đến mức họ quyết định mở một nhà hàng với tên gọi “The Hot Shoppe”. Mục đích của họ là sẽ phục vụ món bia nổi tiếng, kèm với những món ăn nóng hổi, tất cả đều được phục vụ nhanh nhất có thể.
Tiên phong trong lĩnh vực thức ăn nhanh, nhà hàng này đã nổi tiếng nhanh chóng, ngày càng được nhiều người quan tâm. Doanh nghiệp đạt được thành công lớn như vậy là do đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường và luôn đi trước thời đại. Trong suốt giai đoạn khủng hoảng, họ đã phục vụ những món ăn nhanh và đồ uống với giá cả phải chăng. Sau đó, khi những chiếc xe hơi trở nên phổ biến, họ lại mở ra nhà hàng đầu tiên có dịch vụ lái xe vào tận trong nhà hàng, ở đó, các nhân viên mặc đồng phục “Running Boys” sẽ phục vụ khách hàng đến tận từng chiếc xe hơi của họ. Cho đến khi các chuyến bay thương mại hàng không phát triển, Marriotts nhanh chóng sở hữu hãng hàng không lớn nhất phục vụ các công ty trên toàn thế giới, và trong suốt thế chiến thứ 2, họ đã mở một quán cà phê tại cơ quan phòng không đặc biệt để phục vụ các nhân viên ở đây.
Vào năm 1957, Marriot đã mua lại một khách sạn gần sân bay quốc tế Arlington, Virginia. Khi doanh nghiệp mở rộng và phát triển đa dạng hơn, “Marriott” đã trở thành tên chính thức cho công ty mẹ. Sau khi Bill Marriot qua đời, cùng với việc nhận ra thức ăn nhanh ngày càng trở nên phổ biến, vào cuối thập kỉ 80, công ty này quyết định chuyển hẳn sang lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Cùng với thời điểm đó, khách sạn Marriot đã trở thành một huyền thoại kì vĩ. Một cách tiếp cận mới đã giúp công ty phát triển lớn mạnh hơn, khách sạn hướng tới một đối tượng khách hàng mới – doanh nhân trong các chuyến công tác hoặc nghỉ dưỡng. Ngày nay, Marriot đã có 127.000 nhân viên, sở hữu rất nhiều những nhãn hiệu khác nhau, và tự hào sở hữu 2 khách sạn cao nhất thế giới.

Holiday Inn
Kemmons Wilson sinh ra ở Oscoela, Arkansas và lớn lên hoàn toàn bởi bàn tay chăm sóc của mẹ bởi ba ông qua đời khi ông mới chưa tới 9 tháng tuổi. Khi lớn lên Wilson đã theo học Đại học, trở thành một nhà xây dựng và phát triển. Bước đột phá đầu tiên của ông đối với ngành khách sạn xuất hiện khi ông đang trên đường đến Washington DC cùng gia đình. Wilson đã vô cùng thất vọng bởi chất lượng dịch vụ của nhà nghỉ ven đường mà ông đã ở, nên vào năm 1952 ông đã tự mở một nhà nghỉ ở Memphis, Tennessee. Ý thức được tầm quan trọng của vị trí địa lý, nhà nghỉ của Wilson nằm trên đường quốc lộ tới Nashville. Cái tên “Holiday Inn” bắt nguồn từ thực tế một lời đề nghị bông đùa của các kiến trúc sư khách sạn, lấy theo bộ phim Bing Crosby cùng tên.
Wilson hợp tác với Wallace E Johnson và cặp đôi này đã xây dựng thêm nhiều khách sạn sử dụng cùng hình thức doanh nghiệp. Ước mơ của họ là tạo ra chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp của họ vẫn còn đang trong giai đoạn “trứng nước” và trụ sở được đặt trong một nhà kho chứa ống thoát nước đã được sửa sang lại. Tuy nhiên doanh nghiệp đã được mở rộng và nhanh chóng bao phủ toàn bộ Memphis. Họ tiếp tục xây dựng thêm nhiều khách sạn và sau đó biến thành một chuỗi khách sạn thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. Bằng việc thiết lập tiêu chuẩn vệ sinh, dịch vụ và khả năng tiếp cận, họ đã kiếm được một cơ sở khách hàng trung thành và phát triển nhanh chóng.
Năm 1958 chuỗi này gồm 50 khách sạn và nó tăng lên 100 khách sạn vào năm 1959. Đến năm 1964 con số này đã lên tới 500. Thương hiệu này tiếp tục phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, điều dưỡng và sản xuất chương trình truyền hình. Ngày nay doanh nghiệp này đã tách ra thành một số thương hiệu trong đó có nhóm khách sạn InterContinental.

Sheraton – Cái tên quá lớn để thay đổi
Vào năm 1937, 2 người bạn học Harvard là Ernest Henderson và Robert Moore đã gia nhập ngành khách sạn. Với số tiền thưởng trong thời gian tham gia quân đội cùng với sự giúp đỡ của anh trai Henderson, George, họ đã mua lại khách sạn Stoneheaven ở bang Massachusetts. Khách sạn đó đã vô cùng thành công và họ nhanh chóng bắt đầu xây dựng một chuỗi khách sạn nhỏ sau đó dần mở rộng và đã mua thêm nhiều khách sạn ngoài bang Massachusetts.
Vào năm 1945, khách sạn Sheraton đã trở thành chuỗi khách sạn đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán NewYork. Mong muốn xây dựng một thương hiệu quốc tế, năm 1949 cặp đôi này đã mua lại 2 chuỗi khách sạn Canada. Kết quả là thương hiệu này đã mở rộng ra rất nhiều lãnh thổ bao gồm cả Israel, Venezuela và Trung Quốc, trở thành doanh nghiệp phương Tây đầu tiên điều hành khách sạn ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Nét đặc trưng của thương hiệu dựa vào việc mang mọi người lại gần nhau hơn, tạo sự kết nối và mặc dù chuỗi khách sạn thuộc sở hữu của khu nghỉ dưỡng Starwood, Sheraton vẫn duy trì tên thương hiệu đầy uy lực, nổi tiếng từ trước đến nay với dịch vụ cung cấp đầy thuận tiện, chất lượng cao và giá thành hợp lý.

Kết luận:
Rất nhiều các chủ khách sạn đã có những bước đột phá đầy may mắn, nhưng những thất bại và sự bất hạnh cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên sự thành công của thương hiệu. Vậy điều gì là chìa khóa giúp các chủ khách sạn thành công? Đó chính là:
  • Cung cấp một dịch vụ thân thiện hiệu quả nhất có thể
  • Sáng tạo, đi trước thời đại
  • Thiết lập và duy trì chất lượng dịch vụ
  • Đáp ứng nhu cầu thị trường
  • Hợp tác với các chuyên gia có những kĩ năng hỗ trợ cho bạn
  • Kiên nhẫn
 VIETSOLUTIONS sưu tầm từ kinhdoanhnhahang.vn

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu