Cần làm gì khi sửa chữa, nâng cấp khách sạn mà không phiền đến khách - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

Khi tiến hành cải tạo, tân trang khách sạn, thường có một câu hỏi được đặt ra: Đóng cửa tạm thời hay vẫn kinh doanh?

Việc sửa chữa, nâng cấp khách sạn luôn đặt các nhà điều hành vào thế khó. Nếu đóng cửa để thi công thuận tiện thì mất doanh thu, mà vừa mở cửa vừa thi công lại ảnh hưởng đến khách hàng, thậm chí nếu việc thi công gây ảnh hưởng suốt quá trình lưu trú sẽ dẫn đến khách sạn mất hình ảnh trong tâm trí của khách.


[​IMG]

Mặc dù việc cải tạo luôn gặp khó khăn so với xây dựng nhưng các khách sạn buộc phải thực hiện theo chu kỳ hay để gia tăng cạnh tranh. Chẳng hạn, tại Mỹ, trong năm 2014, các khách sạn đã chi hơn 6 tỷ USD để cải tạo, nâng cấp.

Nhìn chung, khi tiến hành cải tạo, các chủ khách sạn, nhà điều hành, đối tác xây dựng đều cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng và đảm bảo được quá trình thi công.

“Về mặt cơ bản, chúng tôi không bao giờ đóng cửa khách sạn nếu thực hiện dự án cải tạo, bởi không thể không duy trì doanh thu. Tuy nhiên, để duy trì việc mở cửa thì cải tạo khách sạn chỉ nên mang tính chất bề mặt (sửa chữa nhỏ các phòng, trang trí nội thất,…) chứ không tác động quá nhiều vào cấu trúc khách sạn”, ông Jay Litt, Giám đốc Điều hành Khách sạn Waramaug Hospitality, cho biết.

Theo ông Warren Feldman, Giám đốc Điều hành Công ty Jonathan Nehmer + Associates, chuyên thực hiện các dự án cải tạo cho các khách sạn lớn trên thế giới, để ra quyết định đóng cửa hay không đóng cửa khách sạn khi cải tạo, thì bên xây dựng và khách sạn phải phân tích kỹ lưỡng những tác động.

“Thường thì chúng tôi đi đến giải pháp trung hòa, chủ khách sạn phải duy trì được doanh thu còn chúng tôi sẽ thi công giảm thiểu ảnh hưởng tối đa để không phải đóng cửa khách sạn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thời điểm cải tạo khách sạn thích hơp nhất là vào mùa thấp điểm của ngành du lịch”, ông Warren Feldman cho biết.

Chẳng hạn, chúng tôi cải tạo một khách sạn tại Colorado (Mỹ) chuyên phục vụ khách trượt tuyết thì quá trình thực hiện rơi vào mùa hè. Lúc đó, tuyết tại đây không còn, và khách khá vắng, nên việc thi công sẽ dàng hơn, khách sạn cũng không quá bận tâm đến chuyện có ảnh hưởng đến khách hàng và nguồn thu.

Giữ một khách sạn mở cửa trong quá trình cải tạo để không ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày là một thách thức không nhỏ.

Theo các chuyên gia trong ngành, cách cải tạo khách sạn lý tưởng là đóng cửa những tầng phải sửa chữa và đóng cửa một tầng đệm giữa tầng đang sửa chữa và tầng hoạt động thì sẽ giảm được tiếng ồn và nhiều phiền toái khác cho khách.

“Theo cách này, bên thi công có thể làm cuốn chiếu nên việc sửa chữa liền mạch và nhanh chóng. Chẳng hạn, bạn đại tu hai tầng trên cùng thì tầng kế tiếp phí dưới phải đóng cửa để làm tầng đệm chặn tiếng ồn, và khi dịch chuyển xuống các tầng dưới nữa, cách làm cũng tương tự. Mặc dù khách sạn có bị ảnh hưởng doanh thu do không khai thác được 3 tầng nhưng vẫn đón được khách, vẫn có tiền trả lương nhân viên”, ông Feldman giải thích.

Cách làm này giúp việc thi công hệ thống cung cấp nước dễ dàng hơn. Vì hệ thống nước tại các khách sạn có sự kết nối liên hoàn, mà khi thi công phải cắt nước, ảnh hưởng toàn bộ dãy phòng. Chẳng hạn, khách sạn ham doanh thu, không đóng cửa cả tầng mà cho khách ở những phòng cách xa các phòng đang sửa chữa, thì chắc chắn khách ở những phòng đó, mặc dù không bị tác động bởi tiếng ồn, nhưng sẽ chịu ảnh hưởng của việc mất nước một khi thi công đường ống nước.

Có thể tham khảo cách Marriott Hotel tại London vẫn mở cửa trong quá trình cải tạo, nâng cấp một số không gian công cộng và 152 phòng khách.

“Rất quan trọng để giảm thiểu tiếng ồn ở mức thấp nhất, và chúng tôi phải quản lý hết sức cẩn thận quá trình thi công để không ảnh hưởng đến khách hàng”, ông Nicolas Kipper, Tổng giám đốc Marriott London cho biết.

Theo ông Nicolas Kipper, để thực thi điều đó là sẽ không có nhiều hơn 2 bức tường trên mỗi tầng bị phá và công việc thi công cải tạo phải thực hiện vào những thời điểm khách thường đi ra ngoài nhiều nhất.

Tuy nhiên, điều quan trọng, theo ông Nicolas Kipper, cần có sự truyền thông rõ ràng với khách trong quá trình cải tạo khách sạn. Khách sẽ được cho biết những ảnh hưởng nhất định và được đảm bảo những lợi ích nào. “Chúng tôi mời khách đến xem những nơi đang thi công để họ hiểu và nhìn thấy các phòng mẫu sau khi được nâng cấp. Giao tiếp với khách là cách tốt nhất để tránh bị khiếu nại, bởi vì không có gì là bí mật, càng minh bạch mọi thứ thì càng dễ làm việc”, ông Nicolas Kipper nói.

“Chúng tôi cũng mời một số nhân viên tham gia vào quá trình cải tạo khách sạn. Họ sẽ được biết từng giai đoạn sửa chữa, nâng cấp khác sạn. Ban lãnh đạo khách sạn phải trực tiếp chứng kiến quá trình phá vỡ tường ở thời điểm bắt đầu cải tạo và trải thảm ở giai đoạn hoàn thiện. Điều này giúp nhân viên hiểu và thông cảm và vẫn tích cực làm việc trong suốt quá trình sửa sang khách sạn”, ông Nicolas Kipper cho biết thêm.

VIETSOLUTIONS sưu tầm từ nguồn Atks

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu