3 đặc điểm tạo nên điểm khác biệt của những nhà lãnh đạo trong ngành khách sạn - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

Quản trị và kĩ năng lãnh đạo luôn đi đôi với nhau và bổ sung cho nhau. Đáng tiếc thay, ở ngành khách sạn cũng như những ngành khác, rất nhiều nhà quản lý không nhận ra tiềm năng lãnh đạo của họ. Một vài người thì không có quyền hạn để làm vậy, một vài người thì lựa chọn không thực tập nó. Họ đã tự tay ngăn cản khả năng phát triển của chính bản thân mình. Dù hiện tại bạn đang là quản lý khách sạn, trưởng bộ phận buồng phòng, cố vấn phòng casino hay làm việc ở trong bất kỳ vị trí quản lý nào trong ngành khách sạn, hãy cân nhắc việc phát triển những đặc điểm sau đây.



1. Người lãnh đạo tập trung vào con người

Trọng tâm của ngành khách sạn chính là con người. Để có thể để cho các quy trình trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, hay song bạc có thể hoạt động một cách hiệu quả, người lãnh đạo cần có tầm nhìn xa hơn. Họ quan sát thế mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân và tìm cách để tận dụng những kĩ năng của riêng họ nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách sạn và cá nhân. Ví dụ như, một người quản lý khách sạn có thể để ý một nhân viên lễ tân đặc biệt thành thạo trong việc sắp xếp bữa ăn tối và những hoạt động giải trí cho khách hàng. Chính vì vậy, có thể người quản lý sẽ quyết định chuyển nhân viên lễ tân này tới bộ phận hướng dẫn khách hàng. Người quản lý nhận thức được rằn lợi ích mà người nhân viên này cung cấp cho khách hàng, với vai trò của một người hướng dẫn khách, sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi ích anh ta mang lại khi là một nhân viên lễ tân.

2. Người lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn

Mặc dù doanh nghiệp không thể có được sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho mọi tình huống không mong đợi, một người lãnh đạo cần phải biết rằng có tầm nhìn xa có thể giúp anh ta giải quyết được một vài khó khăn và phát hiện những cơ hội trong chúng. Trong khi một người quản lý sẽ chỉ nhìn thấy tương lai trước mắt, một người lãnh đạo sẽ có một tầm nhìn rộng mở hơn. Ví dụ như, một quản lý bộ phận buồng phòng của một khu nghỉ dưỡng có thể chú ý đến số lượng phòng đặt đã tăng lên vào cuối tuần và sắp xếp nhân viên phù hợp làm việc trong quãng thời gian đó. Nhưng nếu người quản lý muốn phát triển thành một nhà lãnh đạo, họ nên nhìn xa hơn. Có thể họ nên biết kì nghỉ thực sự sẽ bận rộn, và người lãnh đạo sẽ sắp xếp chéo lịch trình của các nhân viên lễ tân để họ có thể giúp đỡ khách sạn, đây chính là phương thức tận dụng nhân lực của người lãnh đạo.

3. Người lãnh đạo sẽ đặt câu hỏi vì sao

Một vài nhà quản lý trong ngành khách sạn hành động theo yêu cầu của người chủ khách sạn mà không thắc mắc bất kỳ điều gì. Họ bỏ qua những kiến thức của mình và hành động như những người nhân viên trung thành, thực hiện đúng theo mệnh lệnh của cấp trên. Nhưng người lãnh đạo sẽ hỏi vì sao trước khi anh ta hành động, dù có thể cấp trên của họ sẽ cảm thấy không thoải mái về điều đó. Những nhà quản lý cấp cao sẽ hiểu rõ giá trị tầm hiểu biết của họ và sử dụng nó để định hướng mục tiêu và tạo nên những kế hoạch thực tế. Ví dụ như, một người chủ khách khách sạn sẽ nói với người quản lý bộ phận bếp kéo dài thời gian phục vụ tới 2 giờ sáng. Người quản lý khu vực bếp biết rằng họ nhận được ít đơn đặt hàng hơn sau 10 giờ tối, và kéo dài thời gian phục vụ thực sự chỉ mang lại sự tốn kém. Như một người lãnh đạo, người quản lý bộ phận bếp nên đề cập vấn đề với người chủ khách sạn. Ban là người quản lý hay là người lãnh đạo? Tất nhiên một nhà quản lý cũng có thể là một nhà lãnh đạo, nhưng bạn nên phát triển những tiềm năng lãnh đạo của mình trong thời gian sớm nhất.

Sưu tầm

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu