Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) cho nhà hàng khách sạn. - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện


Kế hoạch Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) cho nhà hàng khách sạn.

Xác định được một kế hoạch chiêu thị hỗn hợp thích hợp là rất quan trọng đối với sự thành công trong nỗ lực tiếp thị của khách sạn. Một hỗn hợp chiêu thị được đưa ra để giúp cho nhân viên có thể đánh giá được các đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng như: doanh nghiệp, nhóm, hội nghị, giải trí, khách vãng lai…v.v.v. Và khách sạn cũng cần phải xem lại sự phù hợp của sản phẩm/dịch vụ của đơn vị mình đối với khách hàng, thị trường.
Tiếp thị hỗn hợp thường được chuẩn bị bởi các giám đốc marketing/bán hàng, quản lý marketing/bán hàng vì nó cần một cái nhìn tổng quát, một kế hoạch quảng cáo chi tiết cả về online và offline và xét về cả chiến lược về giá.

1. Dịch vụ - Trang thiết bị:

Yếu tố này được coi là quan trọng và được ưu tiên đầu tiên vì nó quyết định đến nhiều vấn đề cũng như kế hoạch của đội ngũ tiếp thị và bán hàng. Trước khi xây dựng một cơ sở mới thì phải có một ý tưởng và định hướng rõ ràng về phân khúc, loại hình mà mình cung cấp, từ đó mới có thể đưa ra những bản thiết kế phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, ví dụ như bạn muốn cung cấp cho đối tượng khách hàng là du lịch nghỉ dưỡng thì tiện nghi trong phòng của khách phải mang yếu tố giải trí (công nghệ, cách trang trí…), nó chi phối việc bạn sử dụng đồ dùng và thiết kế phòng ốc sao cho phù hợp với ý tưởng mà bạn đã xác định từ đầu. Bao gồm:
- Phòng khách
- Thức ăn và đồ uống
- Phòng tiệc
- Phòng hội nghị
- Tiện nghi giải trí
- Cơ sở y tế và sức khỏe
- Phòng điều hành
- Nhận phòng cấp tốc dịch vụ thanh toán
- Quầy hướng dẫn du lịch
- Trung tâm thương mại
- Bãi đỗ xe ….
Để phân tích được chính xác và nguồn để bộ phận quản lý tham khảo thì nhân viên bộ phận tiếp thị và bán hàng cần cung cấp và phối hợp với quản lý của mình khảo sát, xây dựng và phát triển các cơ sở đó hoặc cải thiện chúng một cách phù hợp nhất.

2.Địa điểm:
Địa điểm du lịch cũng là yếu tố quyết định đến khả năng lựa chọn của khách hàng, địa điểm có thể trong thành phố, ngoại ô, bãi biển, đảo…và nếu là một đơn vị lớn, có tiềm lực kinh tế, tài chính thì có thể bạn xây dựng một chuỗi các khách sạn ở nhiều địa điểm. Còn ngược lại thì bạn có thể tập trung đầu tư ở một địa điểm tiềm năng và phù hợp nhất với khu vực của mình.

Dưới đây là một số kênh mà khách sạn có thể áp dụng để có thể đẩy mạnh phân phối sản phẩm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến khách hàng tiềm năng của mình.

- Phương pháp trực tiếp:
+ Sử dụng đội ngũ tư vấn bán hàng của khách sạn
+ Sử dụng mối quan hệ và các cuộc điện thoại và email cá nhân.
+ Quảng cáo trực tuyến trên Google, Facebook và hình thức đặt banner…
+ Phương tiện truyền thông in quảng cáo: tờ rơi, băng roll…
+ Hệ thống đặt phòng trực tuyến trên Website
+ Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS)

- Phương pháp gián tiếp
+ Đại lý du lịch
+ Đại lý du lịch độc lập
+ Tổ chức sự kiện, tài trợ sự kiện liên quan
+ Đại lý du lịch trực tuyến
+ Cổng thông tin du lịch trực tuyến.
+ Đại diện khách sạn độc lập

3. Truyền thông và khuyến mãi:
Giám đốc Marketing/ bán hàng phối hợp với bộ phận cấp dưới để đưa ra một chương trình truyền thông và khuyến mãi phù hợp và hiệu quả nhất cho khách sạn. Khuyến mãi là cách tiếp cận hiệu quả của khách sạn đối với khách hàng mục tiêu.

Dưới đây là một số kênh truyền thông và khuyến mãi phù hợp với loại hình đơn vị là khách sạn:
- In tài liệu quảng cáo tại các sự kiện, lễ hội…
- Quảng cáo truyền hình
- Trang web của khách sạn
- Các mạng xã hội: facebook, google+, twitter
- Cuộc thi ý tưởng
- Biển (banner) quảng cáo

4. Chiến lược giá:
Xác định chiến lược có giá chính xác là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của marketing hỗn hợp. Nếu các sản phẩm khách sạn như phòng khách, thực phẩm và đồ uống, sản phẩm dịch vụ tính phí khác… không có giá cạnh tranh thì khách hàng tiềm năng có thể từ chối việc sử dụng các dịch vụ của khách sạn. Tuy nhiên, nó cũng là con dao 2 lưỡi nếu cứ tập trung về việc hạ giá thành để thu hút khách mà không tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ thì điều đó cũng dẫn đến sự thất bại của khách sạn.

Với tình hình hiện tại ở thị trường Việt Nam thì các đơn vị đối thủ đưa ra những gói dịch vụ tổng hợp và giá thì rất cạnh tranh nhau, điều này đòi hỏi những người quản lý phải sáng suốt cũng như phân tích rõ những điểm mạnh, yếu của đơn vị mình để có những điều chỉnh hợp lý.

Thường khi nói về giá thì đối với khách sạn sẽ chia theo mùa:

- Mùa cao điểm: Đây là thời kỳ mà nhu cầu của khách hàng là cao nhất và cũng là thời điểm mà khách sạn có thể tăng giá lên cao nhất trong 1 năm, tuy nhiên mùa cao điểm của khách sạn này nhưng vẫn là thấp điểm đối với khách sạn khác (có thể bị yếu tố địa điểm, thời tiết chi phối). Việc của nhà lập kế hoạch là tận dụng mùa cao điểm để đưa ra những chiến lược về giá và khuyến mãi để thu hút được càng nhiều khách du lịch càng tốt và tạo ấn tượng cho khách trong những giai đoạn về sau.

- Mùa thấp điểm: Đây được xác định là mùa khó khăn đối với khách sạn trong việc thu hút khách du lịch. Ngoài những chương trình khuyến mãi (theo gói, giảm giá, quà tặng…) thì nên có kế hoạch phối hợp với những đại lý du lịch, đặt phòng trực tuyến để gia tăng lượng khách…

- Mùa bình thường: Giai đoạn này nằm giữa cao điểm và thấp điểm, khách sạn nên tận dụng thời gian này để có thể bán được những giá phòng cao hơn cho những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, điều này có thể bạn cho là phi lý nhưng thử nghĩ xem nếu khách hàng đang có nhu cầu đột xuất cho một chuyển đi hay nghỉ dưỡng thì đây chính là cơ hội để bạn cung cấp một sản phẩm tốt với giá cao nhất có thể.
Son Hoang

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu