10 Lời khuyên Hữu Ích về Phong Tục Dùng Bữa Khi Đi Du Lịch Nước Ngoài - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

Khi du lịch đến nước khác, hầu hết chúng ta đều không biết về các nền văn hoá ẩm thực và cách ứng xử sao cho phù hợp. Ví dụ, khi ta cắm đôi đũa vào bát cơm trong lúc chờ phục vụ món tiếp theo, ta tự hỏi tại sao những thực khách bên cạnh lại nhìn ta với ánh mắt kỳ quái. Thì ra, người Trung Quốc và Nhật Bản quan niệm việc cắm đũa thẳng vào bát cơm là một nghi lễ cúng người chết, do vậy đây là điều vô cùng cấm kỵ trong bữa ăn (chúng ta không hề muốn đánh thức bất cứ một vong hồn cổ xưa nào…). Dưới đây là danh sách những quy tắc chung mà chúng ta cần biết khi ăn uống tại một đất nước khác. Nó sẽ giúp bạn tránh nhận phải những cái nhìn kỳ lạ hay tránh vô tình xúc phạm người dân bản địa.
 
Cutlery, Plastic Knife Spoon Fork
Dĩa, dao, và thìa nhựa (Ảnh chụp bởi Jeff Overs/BBC News & Current Affairs
 thông qua Getty Images)

1. Tại Thái Lan, không nên ăn bằng nĩa
Nĩa chỉ được dùng để cho thức ăn vào thìa. Người Thái Lan coi việc đưa nĩa vào trong miệng là một hành động bất lịch sự. Bạn cũng không nên mang thói quen dùng đũa khi đến đất nước này. Các món ăn truyền thống của Thái Lan thường chỉ được dùng với nĩa và muỗng, chứ không dùng đũa.

 2. Tại Trung Đông, Ấn Độ, và một số vùng Châu Phi, chỉ nên ăn bằng tay phải.
Tại những vùng lãnh thổ này, người dân chủ yếu ăn bằng tay, và thông thường họ dùng tay phải. Bởi vì tay trái bị xem là dơ bẩn và được sử dụng cho… công việc ô uế.

cheese
Pho mát (Skånska Matupplevelser/flickr)

3. Tại Italy, đừng gọi thêm pho mát
Sẽ là bất lịch sự nếu bạn cho thêm pho mát vào pizza hay hải sản. Và trong khi chờ phục vụ, bạn nên để hai tay lên bàn, chứ không nên đặt trên đùi. Và hãy chắc chắn rằng khuỷu tay của bạn đã ở bên ngoài bàn. Ngoài ra, bạn cũng không nên gọi cappuccino sau bữa ăn, bởi người Italy cho rằng sữa không tốt cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy, thay vì cappuccino hãy uống một tách cà phê đen hoặc cà phê espresso.

4. Tại Hàn Quốc, hãy kính trọng người lớn tuổi hơn.
Đừng ăn trước khi người lớn tuổi hơn bạn bắt đầu ăn. Và khi họ mời bạn đồ uống, hãy nhận bằng cả hai tay.

5. Tại Ghana, hãy cùng ăn với một chiếc bát chung lớn.
Bồn rửa sẽ được mang đến để rửa tay trước bữa ăn, và mọi người đều ăn bằng tay (đặc biệt là bằng ngón cái và hai ngón trỏ của tay phải). Người dân Ghana thường ăn chung với nhau bằng một chiếc bát lớn để ở giữa, bởi họ cho rằng sử dụng đĩa riêng cho từng người là lãng phí. Là một thành viên trong bữa ăn, bạn nên ăn từ góc bát gần bạn nhất. Sẽ là một hành vi không đẹp mắt nếu bạn lấn sang phần của những người khác.

shutterstock_125234768 
Ăn Ăn mì xì xụp (ảnh từ Shutterstock)

6. Tại Nhật Bản, khi ăn mì hãy ăn xì xụp
Tiếng xì xụp giúp người đầu bếp biết là bạn ăn ngon miệng; nó cũng giống như một lời khen chứ không phải là cử chỉ thô lỗ. Để thể hiện là một người lịch sự, bạn cũng nên đón nhận bữa ăn với thái độ biết ơn và cảm ơn người làm bếp sau bữa ăn. Một số ví dụ về nghi thức ẩm thực của người Nhật là: đưa bát cơm lên gần miệng để tránh rơi vãi thức ăn, và không được chuyển thức ăn từ đũa này sang đũa khác (đây là một nghi thức trong đám tang, nên cũng trở thành một điều cấm kỵ trong cuộc sống thường ngày). Khi ăn sushi, hãy quay ngược sushi khi chấm nước sốt, để chỉ có cá mới chạm vào nước sốt mà thôi. Nếu chấm cả phần cơm, thì mùi vị thơm ngon của nó sẽ bị lấn át, và người thưởng thức cũng sẽ mất đi cảm giác ngon miệng.

7. Tại El Salvador, đừng ăn quá nhanh
Tại đất nước này, bạn có thể mong đợi về những cuộc nói chuyện sôi nổi và những bữa ăn thịnh soạn; nhưng thực tế, bạn không nên rời bữa ăn quá sớm nếu không muốn bị coi là thô lỗ. Thay vào đó, hãy ở lại và trò chuyện sau khi ăn xong. Và ngược lại với Ghana, nơi đây mọi người đều dùng dụng cụ để ăn chứ không bốc tay, khi một người mới đến hoặc rời đi, người ta sẽ đứng lên và bắt tay chào như một phép lịch sự thông thường.

8. Tại Trung Quốc, đừng ngại “ợ”!
Người Trung Quốc đặt thức ăn trong những chiếc đĩa chung để mọi người cùng chia sẻ. Đĩa thức ăn thường được đặt trên mâm và bàn tròn để dễ dàng với tới. Hãy nhớ, bạn nên phục vụ mọi người trước khi lấy đồ ăn cho mình. Ợ sau khi ăn được coi là một lời khen dành cho đầu bếp, bởi nó thể hiện bạn rất thích món ăn đó. Ngoài ra, một số điều cần tránh là rót nước vào tách của riêng mình (hãy lịch sự và rót nước cho mọi người trước!), tránh ăn hết sạch thức ăn (thể hiện rằng đầu bếp không cung cấp đủ đồ ăn cho bạn), tránh lật ngược cá (điều mê tín từ xưa là cá lật cũng tương đương với việc một con tàu bị lật đổ), tránh sử dụng đũa để chỉ hoặc đập lên bàn, và bới thức ăn để tìm cái gì đó. Và cuối cùng, khi thanh toán, nên hào phóng trả tiền cho toàn bộ bữa ăn. Một sự thực thú vị là trong nhiều bữa tiệc lớn tại các nhà hàng Trung Quốc, người ta thường phải tranh giành nhau để được là người trả tiền!

9. Tại Ấn Độ, hãy ăn bằng tay
Hãy rửa tay trước và sau khi ăn. Để tỏ lòng tôn trọng, hãy cho phép người lớn tuổi nhất ngồi xuống trước tiên, và đợi ông hoặc bà ấy bắt đầu bữa ăn trước. Trong suốt bữa ăn, hãy sử dụng tay phải để lấy thức ăn. Bạn cũng có thể sử dụng bánh mỳ dẹt để lấy đồ ăn. Nếu bạn thực sự muốn dùng dụng cụ ăn, mọi người sẽ sẵn sàng cung cấp cho bạn. Và nhớ là đừng lãng phí đồ ăn! Đó sẽ là hành vi rất thiếu tôn trọng!

bread

10. Tại Pháp, đừng ăn bánh mỳ trong món khai vị
Bánh mỳ không phải là món để ăn trước các món chính; người Pháp coi bánh mỳ là đồ ăn kèm với món chính, giúp bạn cho thức ăn vào nĩa. Bạn nên xé mẩu bánh mỳ ra hơn là gặm trực tiếp, và bạn nên đặt nó trên bàn thay vì đặt trên đĩa khi không ăn. Cuối bữa ăn, đừng chia sẻ hóa đơn (đó là dấu hiệu của sự thiếu tinh tế); thay vào đó, hãy đề xuất được trả toàn bộ hóa đơn, hoặc là để ai đó trả tiền.

VIETSOLUTIONS trích từ nguồn http://vietdaikynguyen.com

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu