Bạn
cần đặt câu hỏi rằng, liệu các kế hoạch tái cơ cấu kinh doanh sẽ thành
công, hay bạn có các tài sản đáng kể để thế chấp cho chủ nợ nhẳm giữ lại
khách sạn, và liệu bạn tin rằng mình lèo lái thành công doanh nghiệp
vượt qua khủng hoảng? Nếu câu trả lời là “có” thì xác suất giành thắng
lợi trong tương lai sẽ rất cao.
Khi nền kinh tế lâm vào tình cảnh suy
thoái, người dân thắt chặt chi tiêu, chỉ ưu tiên mua và tiêu dùng các
mặt hàng thiết yếu, dừng nhu cầu giải trí, du lịch thì nền công nghiệp
khách sạn bị tác động rất đáng kể.
Rất dễ nhìn thấy tác động đầu tiên là
lượng khách sụt giảm, khách sạn giảm doanh thu và rơi vào tình cảnh đình
đốn kinh doanh, và nghiêm trọng hơn là phá sản. Theo ông David M. Neff,
Chủ tịch Tập đoàn Khách sạn và Giải trí Perkins Coie (Hoa Kỳ), khi đó,
chủ khách sạn phải chuyển sự chú ý đến các mối quan hệ kinh doanh quan
trọng nhất. Đó là khách hàng, các đối tác, gồm người cho vay, các công
ty quản lý, công ty nhượng quyền. Điều này rất quan trọng cho sự tồn
vong của khách sạn.
Trước hết, chủ khách sạn phải nhìn vào
món nợ vay để kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào trên thế giới đều sở
hữu các món nợ như một thứ năng lượng cần thíết cho xe chạy. Thời điểm
món vay đáo hạn, đặt trường hợp bạn không xoay đủ tiền trả nợ, rất dễ
rơi vào tình thế người cho vay phát mãi khách sạn của bạn. Nếu bạn không
mong muốn điều đó xảy ra thì cần phải đàm phán với chủ nợ cho kéo dài
thời hạn trả nợ. Chúng ta đều biết, tái cấp vốn trong điều kiện như vậy
là rất khó và không thể cải thiện trong một thời gian ngắn. Như vậy,
trong thỏa thuận này, chủ khách sạn không có nhiều lựa chọn trước các
điều kiện khắc nghiệt do chủ nợ đưa ra. Có thể bạn phải chấp nhận mức
lãi suất cao hơn cho thời hạn kéo dài của món vay. Đối với vấn đề này,
bạn cần xem xét kỹ khả năng kinh doanh, sức chịu đựng lãi suất vay mới
và các biện pháp điều hành nền kinh tế đất nước của chính phủ, xem có
khả năng xoay chuyển tình thế hiện tại được hay không. Nếu bạn nhận thấy
các điều kiện mới không đủ khả năng vực dậy hoạt động của khách sạn hay
chủ nợ không chấp nhận cơ cấu lại món nợ thì lúc ấy mới phải tính đến
giải pháp bán khách sạn.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán khách sạn,
cần phải nhìn lại mối quan hệ với đối tác, trong đó có công ty quản lý
khách sạn mà bạn thuê. Giả định bạn đang hợp tác với những đối tác lớn,
ai cũng có mối quan hệ ràng buộc nhau, nhưng một khi tài sản (khách sạn)
không còn thì không chỉ bạn mà đối tác cũng mất cơ hội có các khoản lợi
nhuận. Hãy thuyết phục họ có thể cùng gánh vác món nợ để có cơ hội tái
cơ cấu doanh nghiệp và chờ sự phục hồi kinh doanh trong thời gian tới.
Và nếu bạn mua nhượng quyền thương mại
một sản phẩm dịch vụ của một đối tác khác thì hãy thương lượng với công
ty nhượng quyền trì hoãn các khoản phí mà bạn phải trả cho họ để dành
nguồn lực đó vào việc duy trì kinh doanh, tránh phải bán khách sạn. Chắc
chắn rằng, bên nhượng quyền luôn muốn bạn làm ăn thành công để thu lệ
phí nên bạn rất có khả năng nhận được phản hồi tích cực từ đối tác ấy.
Dĩ nhiên quyền quyết định cuối cùng sẽ
phụ thuộc vào bạn. Bạn phải trung thực đánh giá thực lực của mình trong
các quyết định tồn tại của khách sạn. Bạn cần đặt câu hỏi rằng, liệu các
kế hoạch tái cơ cấu kinh doanh sẽ thành công hay bạn có các tài sản
đáng kể để thế chấp cho chủ nợ nhẳm giữ lại khách sạn, và liệu bạn tin
rằng mình lèo lái thành công doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng? Nếu câu
trả lời là “có” thì xác suất giành thắng lợi trong tương lai sẽ rất cao.
VIETSOLUTIONS sưu tầm từ Internet
0 comments:
Post a Comment