Cách bố trí nhân sự trong khu vực ăn uống của nhà hàng, khách sạn - Giải Pháp Nhà Hàng Khách Sạn Toàn Diện

Việc bố trí nhân sự của một nhà hàng tùy thuộc vào quy mô, cách phục vụ và chủng loại sản phẩm được cung cấp.

Các vị trí truyền thống thường thấy trong các nhà hàng hoặc khách sạn có thể bao gồm tất cả hoặc một số trong các vị trí dưới đây, phụ thuộc vào quy mô và mức độ sang trọng của nó.


Giám đốc bộ phận phục vụ ăn uống

Giám độc bộ phận phục vụ ăn uống chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chính sách, quy định và đáp ứng các mục tiêu của khách sạn .Có nghĩa là vị trí này phải chịu trách nhiệm:

Đảm bảo đạt được số dư lợi nhuận đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống, trong mỗi giai đoạn tài chính.

Cập nhật và lên danh mục các loại rượu vang tùy theo mức độ sẵn có trong kho, theo xu hướng hiện tại và theo nhu cầu của khách hàng.

Kết hợp với Bếp trưởng đề lên thực đơn cho các khu vực phục vụ ăn uống khác nhau và cho các kỳ đặc biệt.

Mua bán các nguyên vật liệu, bao gồm cả thực phẩm và đồ uống, đảm bảo duy trì được chất lượng cũng như giá cả.

Xác định khẩu phần có liên quan đến giá bán

Đào tạo và đề bạt nhân viên trong bộ phận, duy trì các tiều chuẩn chuyển nghiệp cao nhất.

Tuyển dụng hoặc sa thải nhân viên

Tổ chức các cuộc họp thường xuyên với các trưởng bộ phận để đảm bảo rằng tất cả các khu vực đều làm việc hiệu quả và có sự phối hợp tốt.

Giám đốc nhà hàng (Restaurant Manager)

Giám đốc nhà hàng có trách nhiệm chung về tổ chức và quản lý các khu vực phục vụ ăn và uống cụ thể, chúng có thể bao gồm phòng chờ đại sảnh, các tầng, buồng phục vụ các món ăn nướng các nhà hàng và có thể cả một số phòng tiệc riêng biệt.

Giám đốc nhà hàng là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác đào tạo nhân viên kể cả huấn luyện tại chỗ hay các khóa đào tạo riêng. Kết hớp với trưởng nhóm nhân viên đặt bàn hoặc trưởng nhóm phục vụ.

Giám đốc nhà hàng có thể lên lịch làm việc, lịch ngày nghỉ hoặc giờ giấc làm việc, để cho các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy và hiệu quả. Các nhân viên bộ phận nhà hàng thường được Giám đốc nhà hàng và Giám đốc nhân sự phỏng vấn tuyển dụng

Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn (Reception Head Waiter)

Nhân viên đặt bàn có trách nhiệm nhận các cuộc đặt bàn trước và cấp nhật vào sổ ghi chép. Người ngày sẽ sắp xếp bài tại các địa điểm cụ thể, chào khách khi khách đến và đưa họ đến bàn đã đặt trước và giao lại trách nhiệm cho trưởng nhóm nhân viên phục vụ tại khu vực đó.

Người này phải có kiến thức tốt về các loại thực phẩm và đồ uống và có thể hướng dẫn nhân viên học việc khi cần thiết. Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn có thể thay Giám đốc nhà hàng hoặc trưởng nhóm phục vụ bàn khi họ nghỉ.

Trưởng nhóm phục vụ (Maitre d’hotel hoặc Head Waiter)

Trưởng nhóm phục vụ có trách nhiệm chung đối với các nhân viên phục vụ trong phòng ăn. Họ phải quan sát và chỉ dẫn để các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị trước để phục vụ được thực hiên một cách hiệu quả và không có thứ gì bị bỏ quên lại.

Trong khi phục vụ, người trưởng nhóm phục vụ sẽ hỗ trợ trưởng nhóm nhân viên đặt bàn và có thể ghi một số yêu cầu gọi món của khách, nếu trưởng nhóm trực đang bận rộn. Người trưởng nhóm phục vụ lên lịch làm việc và lịch nghỉ và có thể thay thế Giám đốc nhà hàng hoặc trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.

Trưởng nhóm phục vụ bàn (Station Head Waiter)

Trưởng nhóm chịu trách nhiệm toàn bộ về một nhóm nhân viên phục vụ phụ trách một số bàn nhất định, thường là 4 đến 8 bàn. Dãy bàn nằm dưới sự kiểm soát của trưởng nhóm phục vụ bàn được gọi là khu bàn (station). Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang, biết cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm.

Trưởng nhóm phục vụ bàn sẽ nhận yêu cầu gọi món và phục vụ tại bàn với sự giúp đỡ của nhóm phó, người có vị trí thứ hai trong nhóm. Việc này bao gồm cả việc đẩy xe thức ăn nếu cần thiết.

Nhóm phó (Chef de Rang)

Nhóm phó thực hiện công việc tương tự với nhóm trưởng phục vụ bàn và thay thế khi anh ta vắng mặt. Nhóm phó thường có ít kinh nghiệm hơn nhóm trưởng. Cải hai người này phải phối hợp nhịp nhành với nhau đề có thể phục vụ hiểu quả và nhanh chóng.

Nhóm phó bổ khuyết (Demi - Chef de Rang)

Nhóm phó bổ khuyết là một vị trí phục vụ thường có ở châu Âu. Thuật ngữ này đã bào hàm ý nghĩa về trị trí này nằm bên dưới nhóm phó và hỗ trợ nhóm phó khi cần thiết.

Nhân viên trực bàn (commis de Rang)

Nhân viên trực bàn làm việc dưới sự chỉ dẫn của nhóm trưởng. Nhân viên trực bàn chủ yếu là bưng bê và thu dọn. Họ có thể thực hiện một số dịch vụ nhỏ như mang rau, nước sốt, nem , đặt dĩa lên bàn và các việc khách. Họ cũng hỗ trợ dọn dẹp bàn sau mỗi bữa ăn.

Nhân viên học việc (Debarrasseur hoặc Apprentice)

Nhân viên học việc là những người sắp vào nghề, vừa gia nhập đỗi ngũ nhân viên phục vụ và có thể mong muốn thực hiện công việc phục vụ ăn uống. Trong khi phục vụ, học có nhiệm vụ giữ cho mặt bàn phục vụ đầy đủ dụng cụ và có thể giúp đỡ bưng bê, thu dọn nếu cần. Người này có thể được giao nhiệm vụ chuẩn bị và phục vụ các món phụ, các món ngọt làm lạnh hay pho mát các loại từ xe đẩy phục vu.

Nhân viên chia đồ ăn (Carve hoặc trancheur)

Nhân viên chia đồ ăn có trách nhiệm đẩy xe đồ ăn đến bên cạnh bàn khi có yêu cầu. Nhân viên chia đồ ăn sẽ đặt món ăn lên bàn cùng với đồ ăn kèm. Để có được mức đồ ăn xếp lên xe tối đa cho mỗi lần mà có ít sự đổ vỡ nhất, cần phải có rất nhiều kỹ năng.

Nhân viên trực tầng (Chef d’Etage hoặc Floor Waiter)

Nhân viên trực tầng có trách nhiệm cho toàn bộ một tầng trong nhà hàng, hoặc tùy thuộc vào quy môn của nhà hàng, là một số buồng hoặc căn hộ trên một tầng. Dịch vụ tại tầng của các bữa ăn và đồ uống xuyên suốt ngày thường chỉ được cung cấp tại các nhà hàng hạng nhất, và trong những trường hợp như vậy phí dịch vụ rất cao.

Trong những nhà hàng nhỏ hơn, dịch vụ tại tầng có thể được giới hạn cho các bữa điểm tâm và trà vào sáng sớm. Nếu có hoạt động cung cấp dịch vụ tại tầng, đội ngũ nhân viên phải bao gồm trưởng nhóm phục vụ tầng cùng một số nhân viên dưới quyền thích hợp. Những người này có trách nhiệm về dịch vụ cho các bữa ăn và đồ uống trên các buồng.

Nhất thiết phải có kiến thức đầy đủ về món ăn và đồ uống và cách phục vụ đúng. Nhân viên phục vụ tầng thường phải làm việc từ tầng chuẩn bị đồ ăn hoặc tà nhà bếp trung tâm, đưa đồ ăn và đồ uống trong xe đẩy có thiệt bị làm nóng đến tầng thích hợp bằng thang máy, sau đó đến buồng khách yêu cầu.

Nhân viên trực sảnh (Chef de Salle hoặc Lounge Waiter)

Nhân viên trực sảnh thực hiện nhiệm vụ phục vụ tại đại sảnh như một nhiệm vụ chuyên biệt trong các khách sạn hạng nhất. Trong các khách sạn nhỏ hơn, nhân viên phục vụ đồ ăn thường chịu trách nhiệm của nhân viên trực sảnh theo chỉ định.

Nhân viên trực sảnh có trách nhiệm phục vụ cà phê buổi sáng, trà buổi chiều, rượu khai vị nhẹ trước và sau bữa ăn trưa và ăn tối, và cà phê được yêu cầu sau bữa ăn. Nhân viên trực sảnh có thể có người phục vụ hổ trợ, học có trách nhiệm sắp xếp đại sảnh trong buổi sáng và duy trì sự sạch sẽ và gọn gàng trong suốt cả ngày.

Nhân viên phục vụ rượu vang (Sommelier hoặc Wine Waiter)

Người phục vụ rượu có trách nhiệm phục vụ mọi đồ uống có cồn trong suốt bữa ăn. Nhân viên này phải có hiểu biết sâu về mọi loại đồ uống, loại vang nào phù hợp với món ăn nào, và kiến thức về cách dùng rượu tùy theo khu vực và cơ sở kinh doanh. Anh ta còn phải là người bán hàng, bán càng nhiều rượu mạnh và rượu vang càng tốt vì đây là một trong những nguồn thu nhập chính của nhà hàng, khách sạn.

Nhân viên đón tiếp (Host/Hostess)

Vai trò của nhân viên đón tiếp là chú ý tới nhu cầu của khách, đặc biệt là khi khách vừa vào nhà hàng. Nhân viên đón tiếp phải tiếp đón, chào hỏi và mời khách ngồi vào bàn.

Trong thời gian khách ăn, trách nhiệm của nhân viên đón tiếp là thông tin tới nhóm trường để đảm bảo rằng nhu cầu của khách luôn được đáp ứng. Nhân viên đón tiếp phải đảm bảo khi rời nhà hàng khách cảm thấy hài lòng về bữa ăn của họ.

Thông thường nhân viên đón tiếp là đầu mối giao tiếp cuối cùng với khách hàng, đó chính là cơ hội bán hàng. Khi đó, nhân viên đón tiếp phải hỏi xem liệu khách có muốn đặt chỗ trước trong thời gian tới không.

Nhân viên pha chế rượu (cocktail Barperson)

Nhân viên pha chế rượu thông thạo về các thành phần cần thiết để pha cốc-tai, kỹ năng lắc và khuấy cốc-tai, có hiểu biết sâu rộng về các loại đồ uống có cồn.

Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn (Chef de Buffet)

Nhân viên này chịu trách nhiệm về các món ăn tự chọn, sự bài trí, chia món và tính khẩu phần món ăn và cách phục vụ món ăn. Nhân viên này thông thường là một nhân viên bếp.

Nhân viên tiệc (Banqueting staff)

Trong các khách sạn lớn với các trang thiết bị phục vụ tiệc, thông thường có một số lượng cố định các nhân viên tiệc. Những người này có thể bao gồm quản lý bộ phận tiệc, một hoặc hai trợ lý quản lý bộ phận tiệc, trưởng nhóm nhân viên phục vụ tiệc, một nhân viên pha chế đồ uống và một thư ký cho quản lý bộ phận tiệc.

Thông thường các nhân viên khác của bộ phận tiệc được tuyển vào làm theo thời vụ. 

Sưu tầm

0 comments:

Post a Comment

 
Lên đầu