Kinh doanh khách sạn phải đương đầu với sự cạnh tranh cao. Các ngành
khác như ngành điện lực, vì là ngành độc quyền do đơn giản chỉ có một
công ty cung cấp nhu cầu điện, nên không có sự cạnh tranh trực tiếp
trong ngành.
Ngành sản xuất xe hơi đòi hỏi phải có sự
góp vốn rất lớn ngay từ ban đầu, vì thế sự cạnh tranh chỉ giới hạn
trong phạm vi vài công ty. Nói chung, những cản trở càng ít thì các nhà
kinh doanh đầu tư vào càng nhiều và như thế sẽ tạo ra mức độ cạnh tranh
quyết liệt … Khách sạn là một trong những ngành công nghiệp mang tính
cạnh tranh cao.
Khách sạn là một hàng hóa
Sự trang hoàng và trình bày trong phòng
khách và những nơi công cộng của một số khách sạn thường đầy đủ và tương
tự như nhau, vì thế mà khách rất khó quyết định nên chọn khách sạn này
hay khách sạn kia.
Tuy vậy, cũng có những sự khác nhau:
kiến trúc và địa thế có thể tạo cho một số khách sạn những nét riêng
biệt và đó là những điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh. Nếu các
khách sạn tương đối giống nhau và không thu hút được khách bằng sự khác
biệt của mình, thì khách sạn được xem như một loại hàng hóa và những nhà
quản lí và người giành thắng lợi là người đã cho ra giá thấp nhất.
Nhưng thật sự khách sạn cạnh tranh trên
cơ sở giá cả thì không có nghĩa là giá cả cần phải thấp. Những khách sạn
được thiết kế phải dành cho một thị trường nhất định (chẳng hạn những
thương gia, những người đi nghỉ mát, hoặc là những người đi dự hội nghị)
có khung giá sẵn. Các khách sạn nhỏ giá chỉ từ 25 đến 30 USD cho mỗi
đêm, nhưng những khách sạn giành cho những thương gia ở ngay trung tâm
thành phố có thể có giá phòng từ 90 đến 110 USD. Trong trường hợp này,
sự cạnh tranh là do khách nhận ra được những sự khác biệt tương đối giữa
các khách sạn và sẽ chọn cái này hay cái kia trên cơ sở giá cả sẵn có.
Vì vậy người điều hành khách sạn phải tìm ra những sự khác biệt giữa
khách sạn của họ và của những đối thủ để tìm ra hướng giải quyết hơn là
phá giá.
Xây dựng quá nhiều khách sạn.
Khuynh hướng xây cất quá nhiều trong
công nghiệp khách sạn tạo nên sự quá tải trong kinh doanh khách sạn, tác
động đến việc làm giảm giá cả và giảm chênh lệch lợi nhuận giữa giá bán
và giá vốn. Một khách sạn mà một nửa phòng có khách nhưng chưa có khác
biệt gì với những khách sạn khác, thì phải cạnh tranh bằng cách giảm
giá.
Vì việc kinh doanh khách sạn không có trở ngại gì lớn: việc qui vùng và những giới hạn môi trường có thể loại trừ việc phát triển khách sạn ở một số nơi, nhưng thực ra đó không phải là yếu tố cản trở chủ yếu. Do đó cứ mỗi khi việc thuê khách sạn và giá phòng tăng thì khuynh hướng phát triển khách sạn lại bùng nổ. Một khi việc cung cấp phát triển phòng ốc cao, trong lúc nhu cầu thuê phòng chỉ tăng vừa phải, thì kết quả là giá phòng sẽ bị tác động. Lợi nhuận của tất cả các khách sạn sẽ bị giảm sút, có khi kéo dài trong nhiều năm. Khi tình trạng quá tải xảy ra, những khách sạn đòi hỏi những chi phí cao nhưng kém hiệu quả thường bắt đầu phải chịu lỗ, có khi dẫn đến vỡ nợ. Tuy vậy, cứ thấy nhu cầu thuê phòng và giá phòng tăng lên đến mức có sinh lãi, thì việc xây cất lại được lặp lại vì các nhà thầu nhận thấy đây là cơ hội để kiếm lời. Đó là quy luật mà người quản lí khách sạn phải gánh chịu.
Phòng ốc cũng là sản phẩm dễ hư hỏng.
“Nếu phòng khách sạn không được thuê ngày hôm nay, thì ngày mai
không thể cho thuê phòng đó hai lần cùng lúc được”. Ý nói là bỏ mất một
ngày không cho thuê là sản phẩm phòng ốc ấy bị hư hỏng một ngày và ngày
mai ta không lấy lại được tiền cho thuê sản phẩm ấy của ngày hôm nay. Khi
một khách sạn được cất lên, thì tất cả các phòng của khách sạn ấy được
mặc nhiên coi như là để phục vụ: Đó là sản phẩm mà nếu không được thuê
thời gian nào xem như bị hư hỏng thời gian đó.
Người quản lí khách sạn giỏi phải biết
rằng nếu họ không thể thay đổi khả năng cung ứng số phòng cố định, thì
họ phải tập trung chú ý đến nhu cầu thuê phòng.
Khách sạn phải làm sao cho nhu cầu đi
theo khả năng cung cấp cố định của khách sạn. Khi một khách sạn đã đầy
khách, thay vì không nhận thêm khách, khách sạn có thể thuyết phục khách
trở lại vào thời điểm khác khi khách sạn còn phòng phục vụ. Khi nhu cầu
tăng thì khách sạn có thể tăng giá phòng đến mức cao có thể chấp nhận
được và khi nhu cầu giảm thì phải tìm cách thu hút những loại khách quan
tâm đến giá cả bằng “Giá đặc biệt”.
Xét cho cùng, trong bất cứ thương trường
nào mà nhu cầu luôn biến đổi nhưng khả năng cung ứng lại cố định như
kinh doanh khách sạn thì cách tính như sau: Nếu hôm nay có số lượng
khách gấp đôi muốn thuê phòng, nhưng ngày mai hoàn toàn không có khách,
thì có nghĩa tỉ lệ sử dụng phòng được phân chia như sau: Hôm nay là 100%
và ngày mai là 0%. Tính bình quân trong 2 ngày là 50%, con số náy không
phải là tốt lắm. Nếu có cách thuyết phục một nửa khách của ngày hôm nay
chuyển sang ngày mai thì tỉ lệ nói trên là có thể phân chia là 100% cho
cả hai ngày. Ví dụ trên cho thấy rằng “Khả năng vận động của nhu cầu của
một khách sạn sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại về mặt tài
chính của khách sạn đó”.
Quan hệ giữa cung ứng cố định và nhu cầu biến thiên là một trong những đặc điểm chính của ngành kinh doanh khách sạn.
VIETSOLUTIONS sưu tầm từ ATKS
|
Trang chủ
»
cạnh tranh trong ngành khách sạn
»
cung ứng ngành khách sạn
»
kinh doanh khách sạn
»
nét đặc trưng của khách sạn
» Môi trường kinh doanh khách sạn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment