Không phải mọi chức vụ quản lý đều có vai trò giống nhau trong ngành công nghiệp nhà hàng. Trên thực tế, mỗi chức vụ quản lý nhà hàng sẽ có những công việc chuyên môn riêng và thường không dễ dàng thay đổi. Mặc dù đối với nhà hàng nhỏ, quản lý nhà hàng thường xuyên đảm nhận những nhiệm vụ bên ngoài những công việc chuyên môn của họ, nhưng hầu hết ở các nhà hàng thì mỗi chức vụ quản lý nhà hàng sẽ có những nhiệm vụ riêng biệt.
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc có thể là chủ sở hữu hay một nhân viên. Với chức vụ này, tổng giám đốc sẽ kiểm soát công việc của các chức vụ quản lý khác và các nhân viên khác trong doanh nghiệp. Một tổng giám đốc nhà hàng tốt có thể lãnh đạo và tổ chức nhân viên thật sự tốt, dù là trong hay ngoài công việc. Tổng giám đốc khách sạn sẽ giám sát các hoạt động thường ngày và đảm bảo các loại thực phẩm sẽ được chuẩn bị đúng thời điểm và đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm. Giám đốc cũng sẽ chịu trách nhiệm để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và giải quyết tất cả những vấn đề khiếu nại hay mối bận tâm của khách hàng trước khi cần tới sự can thiệp của chủ sở hữu nhà hàng. Được chứng nhận như một chuyên gia quản lý dịch vụ thực phẩm cũng là một lợi thế, nhưng không phải là yêu cầu bắt buộc trong tất cả các doanh nghiệp. Để có thể thể thành một chuyên gia quản lý dịch vụ thực phẩm, một tổng giám đốc cần phải đáp ứng những yêu cầu về giáo dục và kinh nghiệm được đề ra bởi những cơ quan có thẩm quyền hay những tổ chức quốc tế có uy tín.
Giám đốc trợ lý
Giám đốc trợ lý
Giám đốc trợ lý hỗ trợ tổng giám đốc kiểm soát mọi hoạt động trong nhà hàng hàng ngày. Đó cũng phải là người sẽ đảm nhiệm tất cả những nhiệm vụ quản lý khác – bao gồm cả nhiệm vụ của tổng giám đốc – khi bất kỳ một nhà quản lý nào vắng mặt tại nhà hàng. Có khả năng nấu nướng là một điều quan trọng, bởi giám đốc trợ lý có thể sẽ phải thay nhân viên nấu nướng trong trường hợp cần thiết. Trợ lý giám đốc cũng cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về công việc của tổng giám đốc, vấn đề an toàn thực phẩm, hay tất cả những kiến thức cần thiết trong quản lý bếp hay nhà hàng. Mặc dù công việc của một giám đốc trợ lý không có những yêu cầu về giáo dục chính thống, những chương trình đào tạo về quản lý nhà hàng có thể sẽ có mang lại nhiều lợi ích trong quá trình làm việc.
Bếp trưởng điều hành
Bếp trưởng điều hành được coi là hậu phương vững chắc của tổng giám đốc. Ông ấy sẽ là người kiểm soát nhân viên trong bếp và đảm bảo quá trình chuẩn bị thực phẩm đều tuân thủ theo công thức hay các quy định về an toàn thực phẩm. Bếp trưởng điều hành phụ trách các loại sản phẩm tồn kho, đơn hàng cũng như nguồn ngân sách để mua thực phẩm. Ông ấy điều hành, đào tạo, và tuyển dụng tất cả những nhân viên phòng bếp và hỗ trợ trong việc tạo lập những công thức mới theo phong cách nhà hàng. Mặc dù công việc này không yêu cầu những cấp bậc giáo dục chính thống, hầu hết chủ sở hữu nhà hàng đều thích có những bếp trưởng quản lý là những người đã tham gia những khóa đào tạo ẩm thực hay những chương trình chính thống.
Maitre’De
Những nhà quản lý Maitre’De quản lý phía bên trong nhà hàng. Cô ấy là người sẽ kiểm soát hoạt động của nhân viên phục vụ, nhân viên quầy tiếp tân,.v..v.. Cô ấy sẽ sắp xếp các vị trí thích hợp để tất cả các nhân viên đều đảm nhiệm những nhiệm vụ công bằng và có lượng khách quen như nhau, cũng như nâng cao tinh thần đồng đội giữa nhân viên phục vụ và nhân viên buồng bếp. Maitre’De chắc chắn là những người đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy khi họ bước vào nhà hàng, chính vì vậy nên cô ấy cần phải có những kĩ năng phục vụ khách hàng chuẩn mực. Bằng cấp trung học cơ sở tương đương hay những kinh nghiệm trong quá khứ như làm việc với vai trò một người phục vụ có thể thực sự cần thiết đối với vai trò của một Maitre’De. Nguồn năng lượng tràn đầy và sức bền bỉ chính là những yêu cầu đối với vị trí này.
Người viết: Shailynn Krow, Demand Media
Trích liên kết: http://oureverydaylife.com/types-restaurant-managers-2428.html
0 comments:
Post a Comment